Kỹ Thuật Thở Trong Bơi Ếch

Trung Tâm Dạy Bơi Kèm Riêng Tại TPHCM

Kỹ thuật phối họp bơi ếch phức tạp hơn phối hợp các kiểu bơi khác. Thở vào trong bơi ếch bằng mồm và thở ra bằng mồm hoặc cả mồm và mũi đồng...

Bài liên quan

Kỹ thuật phối họp bơi ếch phức tạp hơn phối hợp các kiểu bơi khác. Thở vào trong bơi ếch bằng mồm và thở ra bằng mồm hoặc cả mồm và mũi đồng thời phải phối hợp chặt chẽ với động tác quạt tay.
Kỹ Thuật Thở Trong Bơi Ếch

Hiện nay có hai loại ngẩng đầu lên để thở:



Một lạo là chỉ vươn cổ và cằm ra trước, đưa miệng lên mặt nước và thở vào.
Một loại thở khác là dựa vào iệu lực quạt tay làm cho đầu và vai nhô cao lên mặt nước mà thở vào.
Loại đầu phải làm động tác ngẩng đầu, còn loại sau không cần có động tác ngẩng đầu những vẫn thở vào được. Song, nhìn chung động tác thở được thực hiện ở giại đoạn quạt nước, lúc đầu vào miệng nhô khỏi mặt nước. Lúc này vận động viên thở ra hết phần không khí còn lại trong phồi, đồng thời nhanh chóng thở vào, khi duỗi tay nín thở, tùy nước thì thở ra.
Người mới học bơi ếch nên sử dụng cách thở vào lúc tay mới bắt đầu quạt nức thì nhanh biết thở hơn. Đối với nhứng vận động viên ưu tú thì thở vào sau khi kết thúc động tác thu tay. Kỹ thuật thở muộn có lợi cho việc tăng thêm hiệu lực quạt tay và động tác phối hợp của vận động viên để xác định thời điểm thở sớm hay muộn. Không nên nhất nhât như nhạu, phải lấy hiệu lực phối hợp làm chính.
Trong thi đấu bơi ếch, nhìn chung có thể sử dụng phối hợp quạt tay, một lần thở một lần . Nhưng cũng có vận động viên sử dụng quạt tay hai ba chu kỳ tay mới thở một lần để tăng nhanh tấn số động tác.
Kỹ Thuật Thở Trong Bơi Ếch
Trong kỹ thuật bơi ếch, phối hợp tay chân là một khâu rất quan trọng. Nó phức tạp hơn nhiều so với bơi sải và bơi ngửa. Nếu phối hợp không nhịp điệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiêu quả của động tác tay chân và tính đồng đều của tốc độ khi bơi.
Hiện nay, phần lơn các vận động viên sử dụng kỹ thuật phối hợp khi tay quạt nước, chân duỗi thẳng hoặc giữ tư thế thả lỏng. Đặc biệt khi tay thu vào chân thả lỏng và chùng gối tự nhiên. Khi hít vào hết tay duỗi được 2/3 quãng đường, chân sẽ co nhanh và đạp mạnh. Tức là trong lúc duỗi tay thì co chân. Loại kỹ thuật phối hợp này có thể làm cho hiệu lực quạt nước của tay và hiệu lực đạp nước của chân kết hợp chặt chẽ với nhạu. Tù đó giữ được tốc độ tiến đồng đều và cao trong bơi ếch. Kỹ thuật loại này do tốc độ co chân nhanh sẽ tạo ra lực cản lớn, nhưng lại lợi về mặt phối hợp giữa tay và chân. Đồng thời có thể phát huy tốt hơn tác dụng của tay. Từ đó nâng cao tốc độ bơi, khi lựa chọn kỹ thuật phối hợp nên dựa vào đăc điểm cá nhân của vận động viên để việc lựa chọn được hợp lý và phù hợp với bản thân, phải tránh sử dụng kỹ thuật phối hợp không nhịp điệu và có hiện tượng dừng ở giữa. 
Trong kỹ thuật bơi ếch hiến đâị, do tốc độ nhanh , tần số động tác cao nên đầu vận động viên luôn giữ ở trên mặt nước, vì thế kéo theo động tác chân cũng đạp hẹp và nhanh , biên độ quạt tay cũng nhỏ và nhanh.
Tóm lại. khi sử dụng kỹ thuật phối hợp của bơi ếch, cần sử dụng kỹ thuật phối hợp với đặc điểm cá nhân, không nên áp dụng máy móc, cứng nhắc kỹ thuật của người khác. Chỉ có như vậy mới đạt được hiểu quả tốt nhất.
NGUYỄN SỸ NHÂN 

Chia sẻ cho bạn bè

Chúng tôi chuyên đào tạo kèm riêng 1:1 giữa học viên và giáo viên - hồ bơi sẽ được lựa chọn kỹ càng gần nhà và sạch sẽ. Cam kết biết bơi 100%. Liên hệ 0934027123

Powered by Blogger.

Dạy Bơi Kèm Riêng Tại Sài Gòn