Kỹ thuật động tác chân _ Phân tích kỹ thuật bơi ngửa

Trung Tâm Dạy Bơi Kèm Riêng Tại TPHCM

Trong bơi ngửa, động tác chân nhằm giữ cho thân người ở vị trí ổn định, thăng bằng và có độ nổi cao. Động tác đá chân sẽ khống chế sự vặn ...

Bài liên quan

Trong bơi ngửa, động tác chân nhằm giữ cho thân người ở vị trí ổn định, thăng bằng và có độ nổi cao. Động tác đá chân sẽ khống chế sự vặn vẹo của thân người, đồng thời tạo ra lực đẩy.Động tác chân trong bơi trườn ngửa rất giống với động tác chân trong bơi trườn sấp. Điểm khác nhau chủ yếu là góc độ gập gối lớn hơn bơi trườn sấp. Góc gập gối bơi trườn ngửa khoảng 135 độ, biên độ dập chân của bơi trườn ngửa khoảng 45cm, lớn hơn so với bơi trườn sấp. Khi bơi ngửa 100m, động tác đá chân cần sâu và có sức mạnh. Khi bơi ngửa 200m, động tác đá chân có thể nông hơn một chút. Nếu biên dộ lớn quá sẽ làm tăng lực cản, ngược lại nếu biên độ nhỏ quá sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả động tác. Động tác chân trong bơi ngửa thường chia làm hai phần: đá lên và ép chân xuống, hoặc còn gọi là gập gối đá lên, thẳng chân ép xuống.
Khi đá chân lên, dung đùi phát lực để kéo theo cẳng chân và khi cẳng chân hất lên sẽ kéo theo bàn chân. Động tác này được thực hiện theo phương thức vút voi mềm.
1.     Động tác ép chân xuống:
Thường dựa vào các nhóm cơ mông : cơ mông lớn, cơ nhị đầu đùi, cơ nửa gân co lại. Trong quá trình ép chân xuống 2/3 quãng đường đầu tiên do sức ấn xuống của thân người làm cho khớp gối duỗi thẵng, lúc này các cơ đùi thả lỏng. Khi đùi chìm xuống ở một độ sâu nhất định, do sự khống chế của cơ lưng và cơ bụng, động tác ép xuống chuyển dần sang động tác nâng lên.
Do tác dụng của quán tính, cẳng chân vẫn tiếp tục chuyển động xuống dưới mà tạo thành góc độ gập gối. Do vậy 1/3 cuối của quá trình ép chân xuống dưới là gập gối. Cùng với sự giảm bớt của quán tính và sự điều khiển của đùi, cẳng chân cũng bắt đầu chuyển động lên trên.Tuy vậy lúc này bàn chân cũng vẫn tiếp tục chuyển động xuống dưới. Chỉ đến khi nào lực quán tính bị triệt tiêu , lúc đó đùi, cẳng chân, bàn chân mới lần lượt mất đi động tác ép xuống.
2.     Động tác đá chân lên: khi động tác đùi kết thúc ép xuống, do lực cản của nước đối với cẳng chân và sự khống chế của cơ tứ đầu đùi, đùi và cẳng chân tạo thành góc 135 -140 độ, cẳng chân và mặt nước tạo thành góc 45 độ.
Chính lúc này khớp gối gập nhiều nhất đã tạo ra diện đá nước lớn nhất. Đó chính là thời cơ tốt nhất để đá cơ lên.
Động tác đá chân lên bắt đầu với sự dung sức lớn tốc độ cao của các nhóm cơ lung, cơ mông , cơ tứ đầu đùi….Khi đùi , cẳng chân đá lên hơi cao hơn mặt phẳng song song với mặt nước thì kết khúc đá chân. Lúc này đầu gối cách mặt nước khoảng 0,5-5 cm, khớp gối duỗi thẳng. Động tác đá chân lên thực hiện theo phương thức truyền lực của một chiếc roi mềm khi ta vút mạnh.
Khi thực hiện động tác đá chân không được đưa đầu gối lên khỏi mặt nước. Vì như vậy sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả đá nước, đồng thời cần chú ý xoay mũi bàn chân vào trong để tăng diện tích đá nước.

Đừng ngần ngại gọi ngay cho chúng tôi qua SĐT 0937.966.567 khi bạn cần tư vấn lựa chọn các dịch vụ dạy bơi giá rẻ và hãy để lại thông tin tại đây, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn ngay trong vòng 24h. Ngoài ra, bạn sẽ nhận được thông báo về các khóa học cũng như các chương trình khuyến mãi thường xuyên tại trung tâm.Xin cảm ơn !Các địa chỉ học bơi tốt tại TP HCM:

Học bơi ở hồ bơi Phú Thọ
Học bơi ở hồ bơi Rạch Miễu
Học Bơi ở Hồ Kỳ Đồng


Chia sẻ cho bạn bè

Chúng tôi chuyên đào tạo kèm riêng 1:1 giữa học viên và giáo viên - hồ bơi sẽ được lựa chọn kỹ càng gần nhà và sạch sẽ. Cam kết biết bơi 100%. Liên hệ 0934027123

Powered by Blogger.

Dạy Bơi Kèm Riêng Tại Sài Gòn