Kỹ Thuật Bơi Ngửa

Trung Tâm Dạy Bơi Kèm Riêng Tại TPHCM

Bơi ngửa là kiểu bơi tư thế người nằm ngửa trong nước. Kỹ thuật bơi ngửa bao gôm bơi ếch ngửa và bơi trườn ngửa. Bơi ngửa có lịch sử hình th...

Bài liên quan

Bơi ngửa là kiểu bơi tư thế người nằm ngửa trong nước. Kỹ thuật bơi ngửa bao gôm bơi ếch ngửa và bơi trườn ngửa. Bơi ngửa có lịch sử hình thành rất sớm. Dưới đây là một số kỹ năng kết hợp giữa tay và chân giúp bạn dễ giàng học được kỹ thuật bơi ngửa này.
Kỹ Thuật Bơi Ngửa


1/ Tư Thế Thân Người:

Khi bơi ngửa cơ thể duỗi thẳng người và nằm ngửa mình trong nước tạo thành tư thế lướt nước dễ dàng nhất. Đầu và vai hơi cao nhưng bụng đùi và chân giữ ngang bẳng. Trục dọc cơ thể tạo với mặt nước một góc tương đối nhỏ, khoảng 3-4 độ. Bụng và hai chân cách mặt nước khoảng 5-10cm, góc tạo bởi cột sóng và mặt nước tương đối nhỏ.
Kỹ Thuật Bơi Ngửa
Hình Minh Họa

A/ Tư Thế Đầu:
Trong kỹ thuật bơi ngửa, đầu có tác dụng như bánh lái và có thể điều khiển cơ thể chuyển động phải trái. Khi bơi ngửa, đầu cần giữ được sự ổn định tương đối, không nên dao động phải trái, các cơ sau gáy cần thả lỏng, phần sau đầu chìm trong nước đến ngang  vành tai trên , hai mặt nhìn về phía sau và lên trên, tư thế tương đối thả lỏng tự nhiên.
B/ Động Tác Lưng Bụng:
Khi vận động viên bơi để giữ tư thế lướt nước tốt nhất và tạo thuận lợi cho việc vung tay trên không, các nhóm cơ của lưng, mông, bụng cần phải có mức căng cơ thích hợp. Các xương sườn dưới phải nâng lên, hơi hóp ngực. Khi bơi nhanh, góc hứng sẽ giúp cho cơ thể nổi cao. 
C/ Sự Chuyển Động Của Thân Người:
Khi bơi ngửa, thân người nên chuyển động tự nhiên theo động tác quạt tay. Động tác xoay người này nhằm 3 mục đích:
-Tạo thuận lợi cho tay quạt nước ở góc độ tốt để phát huy sức mạnh và hiệu lực quạt tay.
-Giữ cho tay khi quạt nước ở độ sâu thích hợp.
-Tạo thuận lợi cho việc rút tay và vung tay của tay đối diện. Nếu độ linh hoạt của khớp vai tốt, thì khi bơi xoay người không quá 45 độ. Đối với người có độ linh hoạt khớp vai kém, thì khi bơi xoay người có thể lớn hơn 45 độ.

2/Kỹ Thuật Động Tác Chân:

Trong bơi ngửa , động tác chân nhằm giữ cho thân người ở vị trí ổn định, thăng bằng và có độ nổi cao. Động tác đá chân sẽ khống chế sự vặn vẹo của thân người, đồng thời tạo ra lực đẩy.
Động tác chân trong bơi ngửa rất giống động tác chân trong bơi sải. Điểm khác nhau chủ yếu là ở góc độ gập gối lớn hơn bơi sải. góc gập gối bơi ngửa khoảng 135 độ, biên độ đập chân của bơi ngủa khoảng 45cm, lớn hơn so với bơi sải. Khi bơi ngửa 100m động tác đá chân cần sâu và có sức mạnh. Khi bơi ngửa 200m, động tác đá chân có thể nông hơn một chút. Nếu biên độ lớn quá có thể làm tăng lực cản, ngược lại nếu biên độ nhỏ quá sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu quả động tác. Động tác chân trong bơi ngửa thường được chia làm hai phần đá lên và ép chân xuống hoặc còn gọi là gập gối đá lên, thẳng chân ép xuống.
Khi đá chân lên, dùng đùi phát lực để kéo theo cẳng chân và khi cẳng chân hất lên sẽ kéo theo bàn chân. Động tác này được thực hiện theo phương thức rút voi mềm.
Kỹ Thuật Bơi Ngửa
Hình Minh Họa

3/Kỹ Thuật Động Tác tay:


Động tác quạt tay trong bơi trườn ngửa là động lực chủ yếu đưa cơ thể tiến về phía trước. kĩ thuật động tác quạt tay tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kĩ thuật. Kĩ thuật động tác tay có thể chia ra các giai đoạn sau: Vào nước, ôm nước, quạt nước, rút tay khỏi nước và vung tay trên không.
Kĩ thuật động tác tay bơi ngửa không giống với các kiểu bơi sải, bơi bướm, bơi ếch. Động tác tay trong bơi ngửa thực hiện ở cạnh thân người. Vì vậy , khi bắt đầu quạt nước các cơ ngực lớn, cơ lưng rộng, cơ nhị đầu cánh tay, cơ tròn lớn, cơ tròn nhỏ.... và các cơ có tác dụng chủ yếu.
Phần sau của động tác quạt nước có các cơ tam đầu cánh tay, cơ xoay cánh tay, cơ tròn xoay trước có tác dụng chính.
Quá trình thực hiện động tác quạt nước phải tăng dần tốc độ, đồng thời phải luôn giữ diện tích quạt nước lớn nhất. Bởi vậy, tốc độ giữa bàn tay và cánh tay phải thay đổi theo vị trí quạt nước. Khi bắt đầu quạt nước, góc giữa bàn tay và cẳng tay là 150-160 độ, khi quạt đến ngang vai là 180 độ, khi kết thúc đẩy nước là 200-220 độ.
khi quạt nước ở các giai đoạn khác nhau, bàn tay cũng ở độ sâu khác nhau. Sự chuyển động của bàn tay ở những độ sâu khác nhau khi quan sát nghiêng ta sẽ thấy tạo thành đường quạt nước hình chữ S.
Do quạt tay ở cạnh thân, góc độ tạ nên bởi cảnh tay và thân người lớn hay nhỏ cúng trực tiếp ảnh hưởng đến sức mạnh quạt tay. 
Kĩ thuật quạt tay thay đổi hướng lòng bàn tay này có thể giữ cho cả quá trình quạt tay có diện tích quạt nước lớn. Từ đó tăng thêm lực tiến.

Nếu cần thêm bất cứ thông tin nào từ chúng tôi để có thể giúp bạn cải thiện khả năng bơi lội của mình hãy liên hệ với chúng tôi qua SĐT 0934.027.123 để được chúng tôi tư vấn miễn phí.

NGUYỄN SỸ NHÂN


Chia sẻ cho bạn bè

Chúng tôi chuyên đào tạo kèm riêng 1:1 giữa học viên và giáo viên - hồ bơi sẽ được lựa chọn kỹ càng gần nhà và sạch sẽ. Cam kết biết bơi 100%. Liên hệ 0934027123

Powered by Blogger.

Dạy Bơi Kèm Riêng Tại Sài Gòn